Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
 
Các bài đọc thêm
Tự đánh giá
Thông tin BSNT Ngoại
 
    Trường hợp lâm sàng  
     
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Bác sĩ Nội trú Ngoại » Các bài đọc thêm
Bệnh lý tồn tại ống niệu-rốn
Ngày cập nhật: 27/02/2011 20:39:37
Bình thường thì ống niệu rốn nối từ xoang niệu sinh dục và rốn sẽ được đóng kín và xơ hóa thành dây chằng rốn-bàng quang từ trong thời kỳ bào thai. Sự tồn tại của ống niệu-rốn sẽ gây nên một số bệnh lý tương tự như trong tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ em.
 
Trên thực tế lâm sàng có thể gặp những bệnh lý xuất phát từ sự tồn tại ống niệu rốn sau đây:
 
1.     Dò rốn-bàng quang toàn phần hoặc bán phần.
2.     Nang rốn-bàng quang.
3.     Túi thừa bàng quang.
 
Đây là một loại dị tật tuy tương đối ít gặp của đường tiết niệu ở trẻ em nhưng nếu bỏ sót thì có khả năng thoái triển thành ác tính khi trẻ đến một độ tuổi trưởng thành, trong lúc nếu được phát hiện và điều trị ngay từ khi còn nhỏ tuổi thì đơn giản và hiệu quả. Từ khi xuất hiện siêu âm chẩn đoán thì việc phát hiện những dị tật trong nội tạng của cơ thể nói chung cũng như những dị tật của đường tiết niệu nói riêng trong đó có dị tật ống niệu rốn không còn là một thách thức đối với những nhà chuyên môn nữa.
 
I. DÒ RỐN-BÀNG QUANG
 
Bệnh lý này xảy ra khi có sự tồn tại nguyên vẹn ống niệu rốn hoặc là chỉ thông thương bán phần ống niệu rốn. Một số tác giả gọi thể bán phần này bằng một tên khác là khe ống niệu rốn. Hai thể này có những đặc điểm sau:
 
1.     Thấy có chảy nước tiểu ở rốn. Dùng tay ấn nhẹ lên hạ vị thì sẽ thấy nước tiểu ra nhiều ở rốn, khi trẻ khóc hay ho mạnh thì dịch dò ra nhiều hơn.
2.     Bơm dung dịch xanh methylen vào bàng quang sẽ thấy dịch dò ở rốn màu xanh, hoặc ngược lại bơm dung dịch xanh methylen qua catheter vào lỗ dò ở rốn sẽ thấy nước tiểu của bệnh nhi màu xanh.
3.     Chụp đường dò cản quang (fistulography) qua bơm thuốc bằng catheter vào lỗ dò ở rốn thì thấy thuốc cản quang vào bàng quang, và ngược lại nếu chụp bàng quang ngược dòng dưới áp lực (tức là sau khi bơm thuốc cản quang vào bàng quang xong thì dùng tay ấn vào vùng hạ vị) thì thấy thuốc cản quang trào lên và ra ở lỗ dò rốn.
4.     Xét nghiệm dịch dò ở vùng rốn cho kết quả bản chất dịch là nước tiểu.
5.     Kiểm tra niệu đạo sau, cổ bàng quang hoặc bao quy đầu thường tìm thấy nguyên nhân gây cản trở đường thoát của niệu đạo.
6.     Tổn thương ống niệu rốn đã xảy ra nguy cơ thoái triển thành ác tính nếu để kéo dài không điều trị hoặc đến tuổi trưởng thành.
7.     Nên điều trị phẫu thuật cắt bỏ đường dò khi đã có chẩn đoán và đồng thời phải điều trị các nguyên nhân gây cản trở đường thoát của niệu đạo.
 
II.  NANG RỐN-BÀNG QUANG 
 
1.     Nguyên nhân là do ống niệu rốn bị bít cả hai đầu nên ứ dịch ở đoạn giữa còn lại và tạo thành nang.
2.     Nang không có bất kỳ một biểu hiện cơ năng nào rõ ràng.
3.     Khám bằng cách sờ nắn bụng thường có thể sờ được một u dạng nang, thể chất mềm, căng, nằm ở ngay bên dưới rốn, tuy nhiên qua thăm khám lâm sàng đơn thuần thì cũng không thể phân biệt được giữa nang rốn bàng quang với một nang ruột dưới rốn. Một loại bệnh lý do tồn tại ống rốn tràng, sờ được khối u dưới rốn tình cờ khi tắm rửa cho trẻ cũng là một lý do chính làm cho gia đình lo lắng đưa trẻ đi khám bệnh.
4.     Siêu âm bụng sẽ giúp chẩn đoán xác định bệnh và đo được kích thước của nang cũng như phát hiện thêm các dị tật khác kết hợp nếu có.
5.     Tình trạng ác tính hóa trên những nang rốn bàng quang để kéo dài không điều trị đã được một số tác giả ghi nhận.
6.     Phẫu thuật cắt bỏ nang thường đơn giản và dĩ nhiên phải điều trị phối hợp những nguyên nhân gây cản trở niệu đạo nếu có.
 
III.    TÚI THỪA BÀNG QUANG 
 
Khi ống niệu rốn bị bít ở phần phía rốn mà còn thông ở phía bàng quang thì sẽ tạo thành bệnh lý túi thừa bàng quang. Phần lớn bệnh nhi không có triệu chứng lâm sàng nào rõ ràng, một số ít có thể có biến chứng nhiễm trùng đường tiểu do ứ đọng. Trước thời kỳ chưa có siêu âm chẩn đoán và ngành chẩn đoán hình ảnh còn kém phát triển thì bệnh lý túi thừa bàng quang hầu như ít được phát hiện.
 
Gần đây siêu âm đã giúp cho hướng chẩn đoán bệnh và sau đó được bổ sung đầy đủ bằng nội soi cũng như chụp bàng quang ngược dòng, các xét nghiệm này không những giúp chẩn đoán bênh mà còn phát hiện thêm các dị tật đường tiết niệu khác kết hợp. Còn xét nghiệm UIV và thận đồ thì chỉ nên thực hiện khi có kết hợp bệnh tiết niệu khác cũng như khi có nghi vấn về chức năng thận. Điều trị cắt bỏ túi thừa bàng quang tuy cũng đơn giản như các phẫu thuật khác của ống niệu rốn, nhưng nó mang lại một lợi ích rất lớn là ngăn ngừa một sự thoái triển ác tính các túi thừa có thể gặp về sau, và dĩ nhiên cũng nên điều trị đồng thời các nguyên nhân gây cản trở đường thoát của niệu đạo.
 
IV. KẾT LUẬN
 
Những điều cần ghi nhớ trong TỒN TẠI ỐNG NIỆU RỐN LÀ:
 
1.     Ba bệnh lý chính thường gặp trong tồn tại ống niệu rốn là dò rốn-bàng quang, nang rốn-bàng quang và túi thừa bàng quang.
2.     Chỉ có loại bệnh dò rốn-bàng quang là có chảy nước tiểu ở rốn.
3.     Hai loại nang niệu rốn và túi thừa bàng quang triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng và chẩn đoán xác định dựa chẩn đoán hình ảnh.
4.     Nếu không được điều trị, một số thương tổn của ông niệu rốn có thể có khả năng ác tính hóa về sau.
5.     Điều trị phẫu thuật thường đơn giản, hiệu quả và đồng thời cũng có thể ngăn ngừa được các biến chứng xấu của bệnh. 
 
Bộ môn Ngoại
  Các tin khác

Dị tật lỗ đái thấp (Hypospadias)
Tình trạng mơ hồ giới tính (Hermaphroditism)
Tam chứng “Eagle-Barett” hay Hội chứng “bụng quả mận” (Prune Belly Syndrome) ở trẻ em
Van niệu đạo sau (Valve de l'Urèthre Postérieur)
Chẩn đoán nguyên nhân đái rỉ ở trẻ em
Giãn bẩm sinh niệu quản đoạn cuối thành nang (Ureterocele)
Chẩn đoán nguyên nhân bìu dái lớn bất thường và đau (Grosse Bourse Douloureuse)
Giãn tĩnh mạch tinh (Varicocele)
Phình niệu quản tiên phát do tắc nghẽn (Obstructive Primary Megaureter)
Các khối u bẩm sinh thường gặp ở trẻ em

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)