Home |    Liên hệ - Góp ý |    Thư viện hình ảnh |    Sơ đồ trang
    
 
Danh mục
    Giới thiệu  
     
    Tổ chức đoàn thể  
     
    Thông tin mới  
     
    Lịch công tác của Bộ môn  
     
    Đào tạo Đại học  
     
    Đào tạo sau Đại học  
     
    Bác sĩ Nội trú Ngoại  
     
    Trường hợp lâm sàng  
     
 
Chấn thương - Chỉnh hình
Thần kinh - Sọ não
Tiết niệu - Nam khoa
Tiêu hóa - Gan mật - Ngoại nhi
Tim mạch - Lồng ngực
 
    Khoa học - Công nghệ  
     
    Thông tin tư liệu  
     
 
 Bài giảng Đại học
 Bài giảng sau Đại học
 Bên cạnh giảng đường
 Liên hệ - Góp ý
 Liên kết website

Trường hợp lâm sàng » Tiết niệu - Nam khoa
Sonde jj được đặt và bị “bỏ quên” 6 năm trong đường niệu của bệnh nhân mổ sỏi thận
Ngày cập nhật: 24/12/2013 11:24:51

Năm 1968, Finney đã giới thiệu ra 1 một loại sonde dẫn lưu bên trong đường niệu với 2 đầu có dạng chữ J, đó là sonde JJ. Ngày nay, sonde JJ được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi tiết niệu, sonde JJ được đặt để dẫn lưu đường niệu trong nhiều trường hợp cấp cứu niệu khoa hoặc đặt sau mổ, sau nội soi niệu quản, góp phần giảm tỉ lệ các biến chứng. Tuy nhiên sonde JJ cũng có những biến chứng do bản thân nó gây ra như rối loạn tiểu tiện, tiểu máu, nhiễm khuẩn niệu…Và đặc biệt có những trường hợp bệnh nhân được đặt JJ nhưng nhiều lý do khác nhau, ống thông bị “bỏ quên” trong cơ thể bệnh nhân nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Chúng tôi thông báo một trường hợp ống thông JJ bị quên trong người bệnh nhân 6 năm, để qua đó cảnh báo vấn đề dặn dò bệnh nhân phải tái khám để rút ống đúng thời gian qui định.

 
Trường hợp lâm sàng
 
Bệnh nhân nam Lê U.  70 tuổi vào viện vì đau hông phải, có tiền sử được mổ sỏi thận phải, đặt sonde JJ niệu quản phải sau mổ, cách đây 6 năm. Trong 6 năm sau mổ, bệnh nhân hoàn toàn không đi tái khám và kiểm tra lại. Khám lâm sàng thấy bệnh nhân khỏe mạnh, không sốt, đau âm ỉ nhẹ 2 bên thắt lưng, không rối loạn tiểu tiện, không tiểu máu đại thể. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị sỏi san hô 2 thận biến chứng suy thận mạn giai đoạn 3, đặc biệt có 1 ống thông JJ bên thận - niệu quản phải không bị bám dính bởi sỏi xung quanh.
 
     
Hình 1: Phim ASP của bệnh nhân: sỏi san hô toàn bộ ở hai thận, sonde JJ ở đúng vị trí, không có sỏi dọc theo sonde.
 
Bệnh nhân được chỉ định rút sonde JJ qua soi bàng quang dễ dàng do không có sỏi bám xung quanh, ống thông còn tương đối mềm mại.
 
 
 Hình 2: sonde JJ của bệnh nhân sau rút, màu sắc bị thay đổi (từ xanh dương nhạt sang màu đen)
 
 
Hình 3: so sánh màu sắc với một ống jj được rút đúng hạn (1 tháng sau khi đặt).
   
Bàn Luận
Chỉ định đặt JJ
- Điều trị biến chứng dò nước tiểu kéo dài sau phẫu thuật đường tiết niệu trên.
- Đảm bảo miệng nối bể thận-niệu quản, niệu quản-niệu quản hoặc niệu quản-bàng quang liền tốt trong 1 số phẫu thuật mở như tạo hình khúc nối bể thận- niệu quản hoặc cắm lại niệu quản vào bàng quang.
- Đề phòng sỏi còn sót rơi xuống gây tắc niệu quản sau phẫu thuật mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, tán sỏi niệu quản bằng laser hoặc xung hơi.
- Dẫn lưu đường tiết niệu trên trong trường hợp tắc nghẽn cấp tính gây nhiễm khuẩn cấp tính tại thận (viêm thận bể - thận cấp) hoặc suy thận cấp: sỏi niệu quản, chuỗi sỏi sau tán sỏi, u đường tiết niệu hay u ngoài đường tiết niệu chèn ép...
- Dự phòng biến chứng “chuỗi sỏi” sau tán sỏi gây tắc nghẽn (sonde JJ đặt trước khi TSNCT).
 
Biến chứng của đặt sonde JJ
- Kích thích bàng quang là triệu chứng hay gặp với các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu láu, tiểu gấp, có thể kèm theo đái máu. 
- Nhiễm khuẩnniệu ở bệnh nhân có sonde JJ vẫn còn tương đối hay gặp. Nguy cơ nhiễm trùng gia tăng theo thời gian lưu sonde. 
- Sự di chuyển sonde có thể xảy ra: di chuyển lên trên hoặc xuống dưới. 
- Sự lắng đọng  và sau đó là quá trình tạo sỏi do sonde có thể gặp phải. 
- Gãy sonde là biến chứng có thể gặp phải. Đối với những trường hợp gãy sonde rất dễ tạo sỏi. 
- Ngoài ra các biến chứng khác đã được ghi nhận trong  y  văn  rất  hiếm gặp: dò niệu quản - động mạch, loét thành niệu quản.
- Gần đây, đã có nhiều báo cáo về sonde jj được đặt và bị bỏ quên trong đường niệu của bệnh nhân nhiều tháng thậm chí nhiều năm; dẫn tới biến chứng nhiễm khuẩn niệu, tạo sỏi 2 đầu ống, gãy ống làm nhiều đoạn…làm cho việc điều trị khó khăn. Ống thông bị bỏ quên thường là do bệnh nhân không được thông báo sau phẫu thuật, không được hẹn tái khám để kiểm tra và rút ống. Đây có thể xem như là một sai sót do nhân viên y tế gây ra.
 
Trường hợp của chúng tôi bệnh nhân không biết là có ống thông, mặt khác bệnh nhân không có các biểu hiện do ống thông gây ra, chỉ đến khi thấy đau thắt lưng đi làm siêu âm phát hiện có sỏi thận mới đi khám lại; chụp ASP mới thấy có ống thông quên từ lần phẫu thuật trước cách 6 năm. Điều đặc biệt là bệnh nhân này có sỏi san hô cả 2 bên (bên trái tái phát, suy thận độ 2), ống thông JJ mặc dù bỏ quên 6 năm nhưng không tạo sỏi trên thông. Việc điều trị tiếp tục đối với sỏi thận 2 bên trên bệnh nhân này rất phức tạp, do sỏi san hô toàn bộ 2 thận, lấp đầy các đài thận, biến chứng suy thận độ 3.
 
Qua trường hợp này một lần nữa cảnh báo về việc cần thông báo cho những bệnh nhân được đặt ống thông JJ cần tái khám để kiểm tra và rút hoặc thay ống; tránh để quên dẫn tới những biến chứng đáng tiếc.
 
Tài liệu tham khảo: 
 
                                                         
                                                                            
                                                                                                                            
Bộ môn Ngoại
  Các tin khác

TÚI GIẢ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THẬN SAU PHẪU THUẬT THẬN ĐIỀU TRỊ BẰNG TẮC MẠCH CHỌN LỌC
TÚI THỪA BÀNG QUANG TIÊN PHÁT GÂY BIẾN CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ ỐNG GÓP THẬN DI CĂN CỘT SỐNG, NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Túi sa niêm mạc niệu quản (ureterocele, nang niệu quản) biến chứng có sỏi trong nang được điều trị bằng nội soi
Dò nước tiểu sau mổ mở lấy sỏi thận, nhân một trường hợp
Dương vật đứt lìa nối thành công bằng vi phẫu thuật
Nang niệu (urinoma) sau chấn thương thận
Ghép thận trên thận có bất thường về mạch máu và đường dẫn niệu
Niệu quản sau tĩnh mạch chủ dưới (Retrocaval Ureter)
Vỡ vật hang (Rupture des corps caverneux)

Thông báo
   Thông báo thi LS khối lớp Y3EFGH, học kỳ II năm học 2019-2020
   Danh sách Y3ABCD thi lâm sàng ngày 10-11/6/2020
   Thông báo thi LS khối lớp Y3ABCD, học kỳ II năm học 2019-2020
   KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC (CME) VỀ CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
   Kế hoạch thi tốt nghiệp học phần thực hành cho sinh viên y đa khoa hệ liên thông chính quy, năm học 2018-2019
Lịch giảng dạy lý thuyết
  Lịch giảng LT tuần 26 (Từ 15.8 đến 19.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 25 (Từ 8.8 đến 12.8.2022)
  Lịch giảng LT tuần 23(Từ 25.7 đến 29.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 22 (Từ 18.7 đến 22.7.2022)
  Lịch giảng LT tuần 21 (Từ 11.7 đến 15.7.2022)
Lịch giảng dạy lâm sàng
  Lịch giảng LT tuần 24 (Từ 01.8 đến 05.8.2022)
  Lịch giảng LS tuần từ 10.01 đến 14.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 03.01 đến 07.01.2022
  Lịch giảng LS tuần từ 27.12 đến 31.12.2021
  Lịch giảng LS tuần 14 (Từ 06.12 đến 10.12.2021)